Tiêu thụ chè của Nhật Bản

Nhật Bản là nước có truyền thống uống chè hàng ngàn năm, chè trong tâm thức của người Nhật Bản không chỉ là một loại đồ uống có lợi cho sức khoẻ mà hơn nữa uống trà đã trở thành nghệ thuật, là thú chơi của những người già có thu nhập cao.

Chè, đặc biệt là chè xanh, là thức uống quan trọng nhất của người Nhật. Hàng năm Nhật Bản tiêu thụ khoảng 100.000 tấn chè, chủ yếu là chè xanh, trong đó khoảng 85% là chè xanh sản xuất nội địa. Các loại chè xanh phổ biến nhất tại Nhật Bản là Sencha (75%), Bancha (10%), Tamarykucha (5%) và Matchu 1%. Loại Gykuro chỉ chiếm không tới 1%. Tại Nhật Bản, chè thường trồng theo qui mô trang trại tư nhân nhỏ, thường là của hộ gia đình.

Tiêu thụ chè đen đã trở nên phổ biến hơn tại Nhật Bản trong những thập niên gần đây tuy vẫn ít hơn so với chè xanh và cà phê. Nhật Bản sản xuất chè đen dùng trong nước. Vì vậy Nhật Bản có một thị trường nhập khẩu chè đen tương đối lớn. Nhật Bản đứng thứ năm thế giới về nhập khẩu chè với số lượng 47.341 tấn, đạt kim ngạch nhập khẩu 180,465 triệu USD trong năm 2007, chiếm 4,7% kim ngạch nhập khẩu chè trên toàn thế giới. Nhật Bản chủ yếu nhập chè đen rời HS 090240 để chế biến và bán lẻ tại Nhật Bản sau khi đóng hộp hoặc đóng trong chai PET. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một nước xuất khẩu chè xanh lớn ra thị trường thế giới với kim ngạch xuất khẩu chè xanh HS 090210 (đóng gói không quá 3kg) đạt 19,885 triệu USD, chiếm 3,76% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới và xuất khẩu chè xanh HS 090220 (đóng gói trên 3kg) đạt 7,535 triệu USD, chiếm 2,51% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới. Cụ thể về nhóm hàng nhập khẩu, Nhật Bản đứng thứ tư thế giới về nhập khẩu chè xanh hàng rời HS 090220, chiếm trên 6% tổng kim ngạch nhập khẩu thế giới về mặt hàng này và đứng thứ sáu về nhập khẩu chè đen hàng rời HS 090240 (đóng gói trên 3kg), chiếm 5,71%. Hai mặt hàng này có kim ngạch nhập khẩu tăng, tuy nhiên số lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm trong 5 năm qua. Các nước xuất khẩu chè chủ yếu sang Nhật Bản là Trung Quốc (chiếm 49,1%), Sri Lanka (24,6%); Ấn Độ (12,1%); Anh (4,4%); Đài Loan (3,4%); Kenya (2,2%); Indonesia (1,3%)...

Xuất khẩu chè của Việt Nam sang Nhật Bản

Xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 5% tổng lượng xuất khẩu chè của Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2006. Khối lượng xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường này năm 2003 là cao nhất, đạt 3,55 nghìn tấn, chiếm gần 6% khối lượng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xuất khẩu chè sang thị trường này giảm xuống do chè của Việt Nam chưa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng Nhật khó tính. Nhật Bản là nước nhập khẩu chè xanh nhiều nhất của Việt Nam với hơn 50% khối lượng chè xuất khẩu sang thị trường này là chè xanh. Tuy nhiên, chè Việt Nam chỉ chiếm khối lượng nhỏ trong tổng khối lượng chè nhập khẩu của Nhật Bản (năm 2007 tỷ trọng này là 0,6%) và giá chè xuất khẩu của Việt Nam ở mức rất thấp so với giá nhập khẩu của Nhật Bản.

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu chè sang Nhật Bản chỉ đạt 374 tấn, trị giá 927.867 USD, tuy giảm đôi chút về số lượng nhưng lại tăng về trị giá.

Trồng chè xuất khẩu sang Nhật Bản

Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm chè của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước, trong đó có thị trường Nhật Bản, được tiêu thụ chủ yếu dưới hình thức các bản quyền nhãn hiệu sản phẩm của nước nhập khẩu hoặc các nhãn hiệu khác có uy tín. Sản phẩm chè đen của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu dưới dạng chè thô, rời, chưa chế biến và được gia công, đóng gói nhãn mác tại Nhật Bản và bán dưới nhãn chè Nhật Bản hoặc công ty Nhật Bản nhập khẩu chè đã chế biến nhưng đóng gói và bán lẻ tại Nhật Bản.

Nhật Bản là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, sức mua và giá cả hàng hoá bán trên thị trường Nhật Bản thường cao hơn nhiều lần so với những thị trường khác. Có thể nói đây là thị trường triển vọng của Việt Nam và việc chè Việt Nam tiếp cận được với thị trường này là đã thể hiện được phần nào năng lực cạnh tranh của ngành chè Việt Nam. Việc Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt – Nhật (EPA) được ký kết ngày 25/12/2008 tại Tokyo sẽ là động lực thúc đẩy tự do thương mại hàng hoá và dịch vụ, hợp tác kinh tế, đầu tư giữa 2 nước trong thời gian tới. Dự kiến, EPA sẽ có hiệu lực vào khoảng giữa năm 2009. Theo cam kết của phía Nhật Bản, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018 sẽ là điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung, trong đó có mặt hàng chè xuất khẩu.

Mục tiêu xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường này trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt tốc độ tăng trưởng 7,5%/năm, kim ngạch đạt 1,55 triệu USD vào năm 2010 và tăng bình quân 10,5%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, đạt 2,55 triệu USD vào năm 2015. Hiện nay, sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “Chè Việt” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Kenya.

Gọi đặt hàng


Giá trên web là giá bán lẻ ( giá buôn, giá đại lý) liên hệ 0974 691 866 (Ms. Hường) đt,zalo,viber,ims

 

Trà đàm

Uống trà đi

Uống trà đi... đừng nói chuyện đời... đừng bàn chuyện người
Đừng nói chuyện thành bại, đừng nói chuyện giàu nghèo...
Nó có đáng gì đâu..!

Uống trà đi...!!!

Uống trà đi

hái chè
chè búp nõn tôm
nghệ thuật pha trà đúng cách
nghệ thuật uống trà đúng cách