Bộ trà cụ của người ViệtTrà phong là nói gọn phong cách uống Trà của người Việt Nam ta, gồm có pha trà, uống trà. Những người sành uống Trà thường tự xưng mình là “Trà nô”, một hạng người nô lệ vì Trà ngon, cũng là cách nói khiêm nhường tự xưng mình là người sành sỏi uống Trà.

Pha trà

Ðã có trà ngon hảo hạng, bộ đồ trà hạng nhất mà không biết cách pha trà thì cũng phí uổng bình trà. Muốn pha trà ngon nước phải tốt và lửa phải đúng.

Trà sư Lục Vũ, tác giả Trà kinh, gọi lửa là “trà sư” nước là “trà hữu”. Trà muốn pha thật ngon thì phải đúng lửa, đúng nước. Như cậu học trò muốn nên người phải có thầy giỏi bạn tốt vậy.

Vua Tống Huy Tông (1100-1127) trong sách Ðại Quan Trà luận phân loại nước dùng để pha trà như sau “Sơn thủy thượng, giang thuỷ trung, tĩnh thuỷ hạ” nghĩa là nước pha Trà tốt nhất là nước suối, kế đến là nước sông sau cùng là nước giếng. Nhưng ở Việt Nam thì thường dùng nước giếng hoặc nước mưa chỉ ngoại trừ Nguyễn Tuân thì tột đỉnh không ai bằng, ông dùng nước sương đọng trên lá sen buổi sớm.

Ðun nước sôi cũng là một yếu tố quan trọng để có bình trà ngon. Ấm nước đặt trên lò than đượm. Nước vừa sôi bùng mắt cua là được. Nước sôi già quá sẽ làm cho Trà nồng kém ngon. Trước khi pha Trà, bình chén phải sạch sẽ và trụng nước sôi (nên nhớ một điều không bao giờ rửa bình trà bằng xà-phòng, đó là việc tối kỵ), rồi cho trà vào bình, lượng trà nhiều ít tuỳ người uống. Thông thường các cụ dùng một cái muỗng bằng gỗ để lường Trà gọi là “ngọc diệp hồi cung”. Sau đó rót nước vào ấm từ một độ cao, để cho Trà khuấy lên và làm tan bụi bậm gọi là “cao sơn trường thủy”. Xong rồi chắt ngay nước ấy ra loại bỏ những cặn cáo. Tiếp theo hạ thấp ấm, châm nước vào bình Trà đợt hai, hơi tràn ra một tí cho bọt bèo giạt ra hết gọi là “hạ sơn nhập thủy”. Sau đó dội một đợt nước sôi già lên nắp bình và bộ chén nhằm giử nhiệt độ bình trà luôn cao nhất. Giữ bình trà trong vòng 2 phút để ra trà. Nước trà thứ hai này mới đúng tiêu chuẩn thơm tho tuyệt diệu của bình trà.

Khi dùng, rót nước Trà ra chén cũng phải theo quy tắc. Ðể các chén gần sát nhau, lượt đầu rót nửa chén, sau đó rót ngược lại để cho các chén trà đều nhau không chén nào đậm không chén nào lạt. Vì “rượu trên be, chè dưới ấm”. Thông thường chuyên Trà ra chén Tống trước rồi sau đó mới chia đều ra chén Quân. Ngày nay cách này ít dùng vì mất thì giờ và làm cho trà mau nguội.

Khi rót Trà ra chén không nên đưa bình lên cao quá, tiếng nước trà chảy ton ton làm nước văng tung toé, mau nguội và thiếu lịch sự.

Nghệ thuật uống trà

Uống trà không những bằng miệng, bằng mũi, bằng mắt, bằng tai, bằng lưỡi mà còn uống bằng cả tâm hồn nữa. Tay phải nâng chén trà, ngón giữa đỡ lấy đáy chén, ngón trỏ và ngón cái giữ lấy miệng chén gọi là “tam long giá ngọc”, đưa cao chén trà ngang mũi, là “du sơn lâm thuỷ”, tay trái che ngoài tay phải để giử làn hơi bay vào mũi, khỏi phải hít hà thô lậu, vừa che được miệng khi uống. Thật là tận hưởng hương vị của chén trà.

Ngụm nước đầu tiên chậm rãi nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi và đồng thời còn đọng lại hơi chan chát ở lưỡi, ngòn ngọt ở cổ họng rồi thấm thía tận tâm can. Nuốt nước bọt tiếp lần một, lần hai, rồi lần ba sẽ cảm nhận được hương vị của Trà ngon.

Ngồi uống Trà một mình thì gọi là độc ẩm, hai người thì gọi là đối ẩm, ba người trở lên thì gọi là quần ẩm. Thông thường uống trà ngồi với nhau là những người đồng tâm, hợp ý cho nên quần ẩm nhiều nhất là ba người.

Uống trà không những bằng miệng, bằng mũi, bằng mắt, bằng tai, bằng lưỡi mà còn uống bằng cả tâm hồn nữa.

Sao người ta không pha một bình trà lớn, không uống bằng chén lớn, mà lại dùng bình nhỏ, chén nhỏ ? Nếu uống Trà với chén lớn gọi là “ngưu ẩm”, tức là uống như trâu ống nước, nghĩa là uống lấy no, uống cho đã khát, chớ không phải uống để thưởng thức Trà. Thưởng thức Trà, người ta chỉ uống một hớp nhỏ, vừa đủ nóng trong miệng, nuốt từ từ vào, người ta cảm nhận nước từ từ thấm vào và chậm chậm một lát sau sẽ có hương vị của Trà trong cổ họng của người uống, nếu vừa mới hớp một hớp Trà, Trà chưa kịp thấm giọng lại hớp tiếp một hớp khác, cứ như vậy, người uống sẽ không cảm nhận được hương vị của Trà. Và nếu pha một bình Trà lớn, trong khi uống một hớp nhỏ chờ thưởng thức hương vị Trà của hớp ấy, uống và thưởng thức được hương vị chén Trà thứ hai thì Bình trà sẽ nguội đi, uống không còn ngon nữa, chính vì vậy người ta phải dùng bình nhỏ, bình độc ẩm, đối ẩm, quần ẩm, cái chính của nó là hớp Trà nào cũng đủ nóng tỏa hương vị thơm ngon của nó.

Những Trường hợp không nên uống nước Trà đậm

Chúng ta biết rằng Trà có công hiệu làm cho người uống có tinh thần phấn chấn, tiêu trừ nhọc mệt, khử bệnh và làm cho thân thể khỏe mạnh. Nhưng Trà có tác dụng phụ, cho nên đừng uống Trà đậm trong những trường hợp sau đây:

- Bị bệnh quán tâm, trong Trà có chất Cà-phê toan, chất này có tác dụng làm tăng cường sự hưng phấn, khi uống nước Trà đậm làm tim đập nhanh, khiến làm cho bệnh nặng hơn.

- Tỳ vị hư nhược, Trà sẽ kích thích đường ruột, khiến tỳ vị không được thư giản, nghỉ ngơi, nên làm chgo Tỳ vị yếu them.

- Khi bụng đói, Trà đậm sẽ cưỡng chế việc tiết dịch vị, làm cho bụng khó chịu, khiến cho đường tiêu hóa sau này sẽ bị trở ngại, có thể bị những triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, tim đập mạnh, có hại cho sức khỏe.

- Thần kinh suy nhược, Trà đậm sẽ làm mất ngủ, như thế làm cho thần kinh suy nhược thêm.

- Phụ nữ có thai không nên uống Trà đậm vì trong Trà có lượng Cà-phê giảm chất kiềm, thai nhi sẽ hấp thụ, như vậy không có lợi cho sự phát dục của thai nhi.

- Trẻ em không nên uống nước Trà đậm vì Trà làm kết tủa sắt có trong thức ăn, ảnh hưởng đến sự hấp thụ, dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Gọi đặt hàng


Giá trên web là giá bán lẻ ( giá buôn, giá đại lý) liên hệ 0974 691 866 (Ms. Hường) đt,zalo,viber,ims

 

Trà đàm

Uống trà đi

Uống trà đi... đừng nói chuyện đời... đừng bàn chuyện người
Đừng nói chuyện thành bại, đừng nói chuyện giàu nghèo...
Nó có đáng gì đâu..!

Uống trà đi...!!!

Uống trà đi

hái chè
chè búp nõn tôm
nghệ thuật pha trà đúng cách
nghệ thuật uống trà đúng cách