Lịch sử Trà Đạo

Trà Đạo được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12. Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215) sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai đã sáng tác ra cuốn "Khiết trà dưỡng sinh ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.

Nghệ thuật Trà Đạo Nhật Bản

Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.

Bốn nguyên tắc cơ bản

Hòa - Kính - Thanh - Tịch trong Trà Đạo

Hòa - Kính - Thanh - Tịch là bốn nguyên tắc cơ bản của Trà Đạo. "Hòa" là hòa bình, "kính" là tôn trọng yêu thương, "thanh" là thanh khiết, "tịch" là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo: an nhàn. Phật giáo thường dùng thuật ngữ "ngón tay chỉ mặt trăng", suy rộng ra, Trà Đạo là con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có "trà vừa ngon vừa không ngon". Cũng như nhiều thứ cần phải rèn luyện học tập, Trà Đạo luôn gắn liền với thực hành. Khác với trông chờ vào đâu đó, Trà Đạo thuộc về bên lối sống "tự làm chủ bản thân".

Không gian Trà Đạo

Trà Thất là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, còn được gọi là "nhà không". Đó là một căn nhà mỏng manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn. Cảnh sắc trong vườn không loè loẹt mà chỉ có màu nhạt gợi lên sự tĩnh lặng. Trong khu vườn nhỏ có thể bố trí một vài nét chấm phá để tạo nên một ấn tượng về một miền thung lũng hay cảnh núi non thanh bình.

Trà Thất - không gian Trà Đạo

Lối vào nhà nhỏ và thấp đến nỗi người nào bước vào nhà cần phải cúi đầu xuống trong vẻ khiêm cung, trong khi người võ sĩ đạo thì phải để lại bên ngoài cây kiếm dài. Ngay trong phòng trà cũng ngự trị một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, không có màu sắc rực rỡ, chỉ có màu vàng nhạt của tấm thảm rơm và màu tro nhạt của những bức vách bằng giấy.

Trà Viên là một khu vườn được thiết kế phù hợp với việc ngắm hoa và thưởng thức trà. Nhưng loại hình này ít được thông dụng như trà thất bởi tính cầu kỳ của nó đòi hỏi cách bày trí khu vườn thật khéo, làm sao cho khu vườn vẫn còn được nét tự nhiên để người tham gia Trà Đạo không có cảm giác bị rơi vào một cảnh giả do bàn tay con người tạo ra. Trong Trà Viên thì ít khi có các tấm chiếu hay thảm vì mọi người thường ngồi trên thảm cỏ trong vườn.

Trà Viên - khu vườn Trà Đạo

Các bước trong Trà Đạo

Bước 1: Nấu nước pha trà

Tuyệt đối không bao giờ lấy nước đang sôi để pha trà, có nghĩa là không thể nào dùng nước đang sôi trong bình rót vào bình pha trà. Lý do trông không đẹp mắt và nhất là tất cả các loại trà Nhật Bản, trà xanh, trà bột dùng trong lễ dâng trà không bao giờ dùng nước đang sôi. Nước pha trà phải được đựng trong một bình thủy hay nước được nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than cháy rất yếu để giữ nước ở khoảng 80-90oC.

Bước 2: Làm ấm dụng cụ

Ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ, sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng. Cho trà vào ấm, thường với loại trà ngon cỡ trung bình người ta thuờng tính cho mỗi một người khoảng một muỗng cà phê trà xanh, tuy nhiên nếu dưới 3 người nên cho hơn một chút để tránh quá nhạt . Dĩ nhiên với nhưng người nghiện trà, thích uống đậm lại là vấn đề khác.

Bước 3: Pha trà

Với loại trà xanh cỡ trung bình, người ta thường pha trà 3 lần khác nhau như sau :

  • Lần thứ nhất: Pha với nước nóng ở khoảng 60oC, để trà ngấm khoảng 2 phút đồng hồ trước khi rót cho khách. Nước sôi từ bình thủy được rót ra một bình trà khác (hay chén tống) để giảm nhiệt độ trước khi cho vào bình pha trà.
  • Lần thứ hai: Pha với nước nóng khoảng 80oC trong khoảng 30-40 giây, có nghĩa là cho nước vào ấm pha trà, hơi lắc nhẹ và rót ra tách ngay. Nước cũng được rót qua bình trung gian nhưng nhanh hơn để có nhiệt độ như mong muốn. Tuy nhiên những người pha trà quen thuộc, khéo tay họ có thể điều chỉnh nhiệt độ từ bình thủy rót vào bình pha trà bằng các thủ thuật như rót nuớc thật chậm, để cao vòi nước trên bình pha trà...
  • Lần thứ ba: Nước pha ở nhiệt độ khoảng 90oC, cũng khoảng 30-40 giây. Nước có thể rót trực tiếp từ bình thủy vào ấm trà vì nước sôi khi qua các giai đoạn rót vào bình thủy, rồi từ bình thủy rót vào ấm pha trà đã có nhiệt độ khoảng 90oC. Với những loại trà ngon đặc biệt người ta có thể pha trà lần thứ 4 hay lần thứ 5 (cách thức pha như lần thứ 3) mà nước trà vẫn xanh và còn mùi vị. Nhưng những loại trà xanh hạ phẩm rẻ tiền việc pha trà hơi khác một chút, chẳng hạn lần thứ nhất phải ở nhiệt độ cao hơn (70-80oC, 2 phút), lần thứ hai 90oC, khoảng 1-2 phút và không có lần thứ 3 vì hết mùi vị rồi.

Nghệ thuật pha Trà Đạo

Lượng nước pha trà: Người pha trà phải biết ước lượng cho bao nhiêu nước pha vào bình trà, không thể pha trà xanh của Nhật Bản giống như pha trà của Trung Quốc hay Việt Nam được mà phải biết dung tích của tách uống trà và số tách để cho đúng lượng nước sao cho mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà. Nếu còn sót lại sẽ làm giảm chất lượng của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ, vì oxy hoá làm mất mầu xanh đẹp của trà.

Bước 4: Rót trà

Không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp. Làm như vậy sẽ có sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách cũng như không đều về lượng trà trong mỗi tách (tách đầu tiên quá nhiều, tách cuối cùng rất ít, quá đậm vì thời gian trà ngấm ra nhiều hơn hay không còn nước cho người kế tiếp). Vì vậy, tất cả các tách của khách đều được để trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4... rót lần đầu khoảng 30ml cho mỗi tách cỡ lớn 70 ml, sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại ...4, 3, 2, 1 mỗi lần khoảng 20ml cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà. Nếu còn dư chút ít trong bình, nên co dãn để phân đều cho các tách sau đó mới đưa mời khách.

Bước 5: Cách thưởng trà

Khi uống trà xanh Nhật Bản (cũng như uống trà bột trong lễ dâng trà) người Nhật phải ăn một vài loại bánh ngọt để làm gia tăng hương vị của trà. Trước khi uống trà người ta ăn vài miếng bánh (phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống), sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp theo. Với cách này sẽ làm gia tăng hương vị của trà xanh một cách lạ kỳ. Uống trà xanh Nhật Bản hoàn toàn khác với lối uống nhâm nhi từng tí một trong lối uống trà Tàu của những vị nhà Nho Việt Nam. Người Nhật uống thành ngụm đàng hoàng để có đủ lượng nước trà thấm vào tất cả các niêm mạc của miệng.

Bánh Wagashi dùng khi uống trà

Với những loại trà xanh hảo hạng hay trên trung bình, người Nhật cho rằng nước pha trà lần đầu tiên được coi là đậm đà nhất, làm mùi ngon của trà thấm vào vị giác nhiều nhất. Nước thứ hai có một khoái cảm khác nhờ nhiệt độ nóng của lần pha này, nước mất đi khá nhiều vị đặc biệt của trà nhưng lại có mùi rất thơm bốc lên, kích thích vào khứu giác. Cả hai lần pha trà này được coi là quan trọng nhất và độc đáo nhất của trà xanh Nhật Bản. Với loại trà thượng hạng ngươì ta có thể uống đến lần thứ 4 hay thứ 5 nước trà vẫn xanh và mùi vị vẫn còn. Tuy nhiên loại trà hạ phẩm người ta bỏ qua lần thứ nhất và bước sang cách pha lần thứ hai hơi đổi khác đôi chút như trên.

Vài lưu ý căn bản

Khi bạn quen biết một gia đình người Nhật hay có dịp du lịch Nhật Bản, bạn sẽ có nhiều dịp được các bạn bè Nhật Bản mời về nhà họ. Chắc chắn thức uống đầu tiên gần như không thay đổi của người Nhật là mời bạn uống trà xanh và ăn một vài loại bánh ngọt đặc biệt. Sau đây là vài điều ghi chú mà bạn nên lưu ý:

  • Ăn một vài miếng bánh ngọt trước khi uống trà.
  • Khi bạn uống hết trà trong tách, không khi nào tự ý lấy bình trà rót vào tách của mình hay lấy bình thủy tự ý pha trà cho mình. Làm như vậy bạn đã vô tình làm sai lệch cách pha trà của chủ nhân vì họ biết rõ loại trà mà họ đãi bạn phải pha như thế nào, đặc biệt theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất. Người Nhật, nhất là người phụ nữ (vợ bạn hay các bà mẹ) rất kín đáo và tinh ý, thường thường họ nhìn thấy tách uống trà của bạn hết và họ tiếp cho bạn ngay. Trong trường hợp họ bị vướng bận điều gì mà họ quên, bạn chỉ cần khen trà ngon là họ sẽ hiểu ngay và tiếp cho bạn tức thì.
  • Khi bạn pha trà xanh, tuyệt đối không bao giờ lấy nước đang sôi từ chiếc nồi rót vào bình trà. Ðây là một sai lầm rất nặng về nguyên tắc và cả về mỹ thuật nữa. Với người pha trà chuyên môn, nguời ta để ấm nước không đầy nắp trên bồn than rất nhỏ, nước nóng ở khoảng 90oC rồi họ dùng một chiếc muỗng bằng tre nhỏ để múc nước pha trà. Tùy thuộc vào lượng nước họ múc ở trong nồi và thời gian họ rót nước nóng vào bình trà để điều chỉnh nhiệt độ của nước pha trà (đây là một trong nhiều kỹ thuật của Trà Đạo).

Tinh hoa nghệ thuật trà

Nghi thức trong Trà Đạo

Từ cách uống trà, nghi thức uống trà cho đến Trà Đạo là một tiến trình không ngừng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một "đạo" với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây Trà Đạo không đơn thuần chỉ là  phép tắc uống trà mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách trước tiên hòa mình với thiên nhiên, để từ đây tu sửa tâm, nuôi dưỡng tính và đạt tới giác ngộ.

Gọi đặt hàng


Giá trên web là giá bán lẻ ( giá buôn, giá đại lý) liên hệ 0974 691 866 (Ms. Hường) đt,zalo,viber,ims

 

Trà đàm

Uống trà đi

Uống trà đi... đừng nói chuyện đời... đừng bàn chuyện người
Đừng nói chuyện thành bại, đừng nói chuyện giàu nghèo...
Nó có đáng gì đâu..!

Uống trà đi...!!!

Uống trà đi

hái chè
chè búp nõn tôm
nghệ thuật pha trà đúng cách
nghệ thuật uống trà đúng cách