Những cây chè cổ có tuổi đời hàng trăm năm ở xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn, Yên Bái) đang lâm vào tình trạng chết hàng loạt vì mối ăn. Người dân lo ngại, với tốc độ chè chết như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa “toàn bộ”, rừng chè cổ ở Suối Giàng biến mất...
Đọc thêm: Những rừng chè trăm tuổi Việt Nam sắp biến mấtTheo một nghiên cứu mới, những người có thói quen uống cà phê thường có mức lương cao hơn so với những người thích uống trà. Tuy nhiên, những người thường xuyên uống cà phê lại có xu hướng sôi nổi, thích tranh luận, dễ cáu bực và hay trễ nải trong công việc. Ngược lại, người thường xuyên uống trà thường có tâm trạng thoải mái trong công việc và dễ dàng tìm sự cân bằng trong cuộc sống.
Đọc thêm: Người mê cà phê có thu nhập cao hơn người thích uống tràNgười Việt cùng với thú ngắm sen, thưởng thức thứ hương thơm dịu nhẹ, thanh khiết lại sáng tạo nên một thú thưởng trà cầu kỳ mà thanh nhã tuyệt diệu, đó là văn hóa Trà sen Tây Hồ. Trà sen Tây Hồ không phải tự nhiên mà vang danh, chưa nói đến sự cầu kì chế biến. Mà đầu tiên nhờ sự quý giá của sen Hồ Tây vốn rất riêng.
Đọc thêm: Trà Sen Tây Hồ cầu kỳ mà thanh nhã bậc nhấtMặc dù tiếp xúc với nền văn hóa Tây phương từ rất sớm, và nhanh chóng trở thành một hòn đảo hiện đại phát triển chóng mặt, Hồng Kông vẫn lưu giữ nhiều phong tục, thói quen truyền thống. Đối với một số người Hồng Kông sành điệu, thì việc pha trà và uống trà là cả một nghệ thuật hay nói đúng hơn đó là thứ đam mê của cả đời người.
Đọc thêm: Thánh địa của tràTrà hoa nữ (tiếng Pháp: La Dame aux camélias) là một tiểu thuyết của Alexandre Dumas con, được ấn bản lần đầu vào năm 1848. Đây là tác phẩm đầu tiên khẳng định tài năng và đã đem lại vinh quang rực rỡ cho ông. Trà hoa nữ là một câu chuyện đau thương về cuộc đời nàng kỹ nữ yêu hoa trà có tên là Marguerite Gautier. Nội dung Trà hoa nữ kể về mối tình bất thành của anh nhà giàu Duval với cô kỹ nữ Marguerite.
Đọc thêm: Trà hoa nữThời gian gần đây, cơ sở của bà chuyên sản xuất loại trà thứ phẩm, trà xô. Đây là những mặt hàng rất dễ trộn thêm các loại bã trà xanh hết chất (phế phẩm từ nhà máy sản xuất trà xanh Oo, trà xanh C2), trà cọng, trà cám. Liên tiếp trong các ngày 11, 12 và 13-7, chúng tôi đã thâm nhập cơ sở của bà Hồng để nắm rõ quy trình sản xuất, đấu trộn các loại trà bẩn. Nếu như trước đây, việc đấu trộn được thực hiện khi trà đã sấy khô thành phẩm thì nay được thực hiện tinh vi hơn để đánh lừa cả những người am hiểu về trà.
Đọc thêm: Kinh hoàng trà "cứt trâu"Lần theo một vài nguồn tin đáng tin cậy, nhóm phóng viên chúng tôi đã tìm hiểu được một số đầu mối chuyên cung cấp nguồn bã từ Bình Dương. Từ đây, một lượng lớn bã trà được đưa ngược lên vùng trà B’Lao (Lâm Đồng). Qua mỗi chặng đường, trà bẩn lại được trộn lẫn, “phù phép” thành các loại trà đen, trà ướp hương thơm lừng và toả đi tiêu thụ trong cả nước.
Đọc thêm: Công nghệ "phù phép" trà phế thảiTrà là loại thức uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, người ta nhúng lá của các cây họ trà có tên Camellia Sinensis vào nước sôi hoặc nước ấm để uống. Thế giới có 3 quốc gia có khả năng sản xuất những loại trà hảo hạng nhất: Ấn Độ, Trung Quốc và Sri Lanka. Mỗi vùng khác nhau có được loại trà với mùi và vị đặc trưng. Loại trà Đại Hồng Bào không được bán phổ biến, có giá hơn 26 tỉ đồng/kg.
Read more: Những loại trà quý đắt nhất thế giớiTừ điển tiếng Việt do Trung tâm Từ điển ngôn ngữ (Viện Ngôn ngữ học) xuất bản năm 1992 định nghĩa từ “chè”: “Cây nhỡ lá răng cưa, hoa màu trắng, quả có ba múi, trồng để lấy lá, búp, nụ pha nước uống. Ví dụ: hái chè, pha chè”. Về từ “trà”, từ điển này định nghĩa: “Lá cây chè đã sao, đã chế biến để pha nước uống. Ví dụ: pha trà, ấm trà ngon, hết tuần trà”. Trong thực tế ngày nay, cách dùng “trà” hay “chè” là do thói quen của từng vùng. Ở phía Bắc người ta thường gọi chung cây chè và sản phẩm làm ra từ cây chè đều là “chè”. Trong khi đó ở miền Nam, người ta có cách phân biệt tương đối rõ hơn: Cây trồng gọi là “chè”, còn với sản phẩm chế biến thì gọi là “trà”.
Đọc thêm: Gọi chè hay trà là đúng?Không uống trà quá nóng, không uống trà quá nhiều, không uống trà pha quá lâu, không pha trộn trà tùy ý, không dùng trà uống thuốc, không uống trà khi đói, không uống trà ngay sau bữa ăn là những chú ý cơ bản khi uống trà. Những nghiên cứu gần đây chứng minh ngày càng nhiều lợi ích cho sức khỏe mà trà xanh mang lại. Uống trà thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe một cách đáng kể. Tuy nhiên, uống trà cũng phải đúng cách.
Đọc thêm: Uống trà không đúng cách gây hại sức khỏe