Mỗi nước có cách uống trà của riêng mình

Có rất nhiều nước trồng chè và tương ứng với nó cũng có bấy nhiều cách thức uống. Cách thức thưởng trà được nâng lên thành nghệ thuật có ở Trung Hoa và Nhật Bản - nơi đã từng coi trà như một tôn giáo như cách gọi trà kinh, trà đạo. Còn ở Việt Nam cách uống trà thể hiện phong phú những khía cạnh văn hoá ứng xử của người dân Việt. Và cách ẩm trà của người Việt cũng rất riêng, rất độc đáo: các bậc tiền nhân xưa cho rằng uống trà là một nghệ thuật, mà nghệ thuật thì phi công thức.

nghệ thuật mời uống trà

Vì lẽ ấy các bậc tiền nhân thường có cách uống trà như sau: trước khi uống thường đưa qua mũi để tận hưởng hương vị trà, sau mới hạ dần xuống miệng, môi nhấp ngụm nhỏ thấy chát đắng, chân răng cảm nhận như chặt lại, miệng chép liền mấy cái đã thấy dịch vị trong miệng tiết ra có vị ngọt dịu, lòng sảng khoái luận về trà. Từ chất lượng của ly trà người uống sẽ thấy được cái tâm, cái tình của người đã pha chung trà.

Người Việt dùng trà nguyên thủy (trà mộc) ướp với nhiều hương liệu khác nhau thành trà sen, trà sói, trà bạch ngọc (ướp hương từ năm loại hoa màu trắng: nhài, cúc trắng, bông bạch, mộc và ngọc lan), trà mật ong, trà long nhãn, trà nhân sâm... Mỗi loại trà làm nên một hương vị khác nhau trong đó trà sen là thứ trà quý nhất mà ngày xưa chỉ dành cho bậc vua chúa thưởng thức. Người Việt thưởng trà theo cách độc ẩm (một mình), đối ẩm (hai người), hay quần ẩm (nhiều người) vừa thể hiện văn hóa thuần chất của mình đồng thời vừa có những tiêu chuẩn về chất lượng cũng như vị thế của việc thưởng trà.

uống trà đối ẩm hai người

Nếu trà dùng khi độc ẩm (uống trà một mình) là lúc người đó đang nhâm nhi lẩm nhẩm thi thơ ôn luyện, nếu đối ẩm (hai người uống trà) thì cùng cởi mở văn bài tiêu dao, thậm chí hưng phấn cùng cầm kỳ thi họa và cùng nhau thưởng thức tiếng oanh nỉ non ngoài vườn. Trà cũng như người bạn tâm giao của con người khi có tâm sự, giúp cho người ta nhớ đến tri ân, tri kỷ hoặc suy ngẫm về người, về mình, về nhân tình thế thái những năm tháng qua. Khi giận dữ không ai tự pha được ấm trà ngon, chỉ sau khi nguôi ngoai người ta mới có thể ngồi uống trà như một cách thiền “chánh niệm” vậy.

“Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh"

Người Việt gọi là “nhất thủy, nhì trà”, nước dùng pha trà thường phải là thứ nước mưa được hứng giữa trời, hay từ các suối nguồn tự nhiên, cầu kỳ hơn nữa là thứ sương đọng trên lá sen vào buổi sớm mai. Cách đun nước cũng phải phải đảm bảo giữ được độ thanh tĩnh và không làm ảnh hưởng đến hương vị của trà. Người trong Hoàng cung trước kia khi pha trà cho các ông vua, bà hoàng rất cầu kỳ và công phu, phải hứng từng giọt sương trên búp sen vào lúc chưa có ánh nắng. Còn các cụ xưa thường dùng nước mưa sẽ giúp cho nước trà tăng thêm vị ngọt, sau khi uống sẽ thấy vị ngọt lưu lại nơi cổ họng. Những người có thú đam mê uống trà ngày nay đã đề ra 5 chuẩn mực về cách chọn trà ngon: sắc, thanh, khi, vị, thần nhưng với những người sành trà thì trà mộc móc câu (cánh trà sao quăn lại giống hình móc câu) là loại trà quý nhất. “Tam bôi, tứ bình” (bình và ấm trà) chính là bộ đồ pha và uống trà có ấm và 4 chén quân, 1 chén tống để chuyên trà.

nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình

Chén quân thường là loại chén hạt mít (mắt trâu), bình cũng có bình chuyên, bình tống. Tùy theo lối uống “độc ẩm, song ẩm, tứ ẩm hay quần ẩm” để chọn loại bình tương ứng. Kỹ năng pha trà tùy theo kinh nghiệm bí quyết của mỗi người, tùy vào chất lượng và hương vị của mỗi loại trà nên pha loại ấm nào. Trước khi pha trà phải tráng ấm bằng nuớc sôi cho nóng trước rồi cho trà vào, khi pha xong đậy nắp kín tiếp tục rót nước sôi từ trên nắp xuống như tắm ấm để giữ nhiệt độ nóng trong ấm giúp cho các cánh trà được thấm đều.

Với người thưởng trà, “ngũ quần anh”, tức tìm bạn trà, đôi khi khó hơn tìm bạn rượu. Vì bạn trà là người bạn tri âm, cùng nhau thưởng trà, ngâm thơ, bộc bạch nỗi niềm hay bàn chuyện gia đình, xã hội nhân tình thế thái để cảm nhận trong trà có cả trời đất, cỏ cây.

Không gian và thời điểm thưởng trà

Người thưởng trà sành điệu là người chọn thời điểm uống trà vào lúc mờ sáng (khoảng 4-5 giờ sáng) khi thời khắc âm dương giao hòa, đêm qua - ngày tới), uống trà thời khắc giao hòa này sẽ có lợi cho sức khỏe và tâm hồn, hướng người thưởng trà tới những điều tốt đẹp.

thưởng trà cung đình Huế

Về không gian thưởng trà của người Việt cũng đòi hỏi có một không gian rộng để tận hưởng được hết sự tinh túy của trà. Không gian thưởng trà thường mang hơi hướng của văn hóa thiền - là không gian thanh tịnh, thuần khiết, tao nhã, êm dịu. Lý tưởng nhất là những nơi có khung cảnh thiên nhiên đẹp, yên tĩnh, bên trong có tranh ảnh, thư pháp, góc đọc sách báo hoặc bàn cờ.

Phong cách trà Việt

Phong cách uống trà của người Việt Nam rất đa dạng không theo chuẩn mực nào, biểu hiện đầy đủ khía cạnh ngôn ngữ sâu xa trong văn hóa ứng xử đầy tính sáng tạo của người pha trà và người được mời uống trà đã được nâng lên bậc nghệ thuật pha trà và văn hóa uống trà. Những người hiểu biết về văn hóa uống trà, nghệ thuật pha trà của người Việt Nam thì không bao giờ chịu ảnh hưởng chút nào của người Trung Quốc, Hàn Quốc, càng không giống trà đạo của người Nhật Bản. Có thể khẳng định ở Việt Nam không có trà đạo mà chỉ có nghệ thuật uống trà.

Vậy nên văn hóa trà Việt đã được người đời tổng kết vừa có nét cầu kỳ, vừa mang tính dân dã.

Gọi đặt hàng


Giá trên web là giá bán lẻ ( giá buôn, giá đại lý) liên hệ 0974 691 866 (Ms. Hường) đt,zalo,viber,ims

 

Trà đàm

Uống trà đi

Uống trà đi... đừng nói chuyện đời... đừng bàn chuyện người
Đừng nói chuyện thành bại, đừng nói chuyện giàu nghèo...
Nó có đáng gì đâu..!

Uống trà đi...!!!

Uống trà đi

hái chè
chè búp nõn tôm
nghệ thuật pha trà đúng cách
nghệ thuật uống trà đúng cách